Cách để Tăng nồng độ Glutathione một cách tự nhiên

02:49' CH - Thứ ba, 14/08/2018
Cách để Tăng nồng độ Glutathione một cách tự nhiên

Glutathione có chức năng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp phá hủy các gốc tự do và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Glutathione cần thiết cho các phản ứng chuyển hóa và sinh hóa như tổng hợp và khôi phục ADN, tổng hợp protein, tổng hợp prostaglandin, vận chuyển axit amin và kích hoạt enzym. Do đó, mỗi hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và phổi, đều bị ảnh hưởng bởi trạng thái của Glutathione. Nồng độ Glutathione trong máu giảm dần khi ta càng lớn tuổi hoặc mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp tăng nồng độ Glutathione.

Kết quả hình ảnh cho Cách để Tăng nồng độ Glutathione một cách tự nhiên

Phương pháp 1: Áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện để tăng nồng độ Glutathione

Ăn protein nạc chất lượng cao : Vì cơ thể tự tạo Glutathione nên bạn có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách ăn những thực phẩm giúp cơ thể tạo nhiều Glutathione hơn. Glutathione cấu thành bởi 3 axit amin là axit cysteine, glycine và glutamic. Ba axit amin này có trong nguồn protein nạc chất lượng cao nên ăn protein nạc chất lượng cao sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều Glutathione.
Phải đảm bảo chế độ ăn có đầy đủ nguồn protein nạc chất lượng cao như thịt gia cầm nạc, Whey protein, protein đậu nành, chế phẩm sữa kháng sinh và không chứa hormone, và sữa chua. Nên bổ sung 2-3 phần ăn mỗi ngày.

Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi : Nhiều loại rau củ quả giúp cung cấp Glutathione. Lưu ý nên ăn rau củ quả tươi, không ăn rau củ quả nấu quá chín hoặc đã qua xử lý vì lượng Glutathione trong những loại rau củ quả này sẽ bị giảm bớt.
Những loại rau củ quả chứa lượng Glutathione trong một phần ăn nhiều nhất: măng tây, khoai tây, ớt, cà rốt, hành tây, bông cải xanh, quả bơ, bí đỏ, cải bó xôi (rau chân vịt), tỏi, cà chua, bưởi, táo, cam, đào, chuối và dưa, Ngoài ra, cải thìa, xà lách xoong, rau mù tạt, củ cải ngựa, củ cải, củ cải nghệ, đậu bắp, su hào và hạt đậu xanh chín có chứa các tiền chất của Glutathione.
Cyanohydroxybutene - hóa chất trong bông cải xanh, bông cải trắng, mầm cải Brussel và bắp cải, và Chlorophyll trong rau mùi tây được cho là giúp góp phần tăng nồng độ Glutathione.

Thêm gia vị vào chế độ ăn : Một số loại gia vị như nghệ, quế, thìa là và bạch đậu khấu có chứa các hợp chất hỗ trợ khôi phục mức Glutathione bình thường và kích thích hoạt động của enzym GSH (Glutathione).

Tăng cường bổ sung selen : Selen giúp tăng nồng độ glutathione peroxidase — phân tử cysteine xuất hiện trong quá trình tiêu hóa thực vật được trồng trên đất giàu selen - góp phần sản sinh GSH. Nói cách khác, selen cần thiết cho việc hình thành enzym chứa Glutathione.
Thực phẩm giàu selen gồm có hạt hướng dương, ngũ cốc, yến mạch, hạt Brazil, quả óc chó, đậu, cá ngừ, thịt bò, thịt gia cầm, phô mai, trứng, ức gà và gạo lứt.

Tăng cường bổ sung axit alpha-lipoic : Axit alpha-lipoic hay ALA kích thích tổng hợp Glutathione trong cơ thể, từ đó giúp năng nồng độ Glutathione.[8] ALA là chất chống oxi hóa tự nhiên có khả năng loại bỏ gốc tự do và tái tạo các chất chống oxi hóa khác như vitamin C, E và giúp các chất này mạnh hơn.
Thực phẩm giàu axit alpha-lipoic gồm có: cải bó xôi (rau chân vịt), cà chua, đậu, mầm cải Brussel, cám gạo và sốt Mayonnaise. Nhiều trong số các thực phẩm này cũng giàu Glutathione.
Bên cạnh chế độ ăn, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung 100-200 mg ALA mỗi ngày. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liệu sử dụng thực phẩm chức năng có phù hợp trong trường hợp của bạn không.

Chọn vitamin tổng hợp bao gồm các vitamin và khoáng chất hỗ trợ Glutathione : Chỉ chế độ ăn thôi sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu Glutathione nên đôi khi bạn cần uống vitamin tổng hợp hàng ngày. Nên đọc kỹ nhãn để đảm bảo sản phẩm chứa các vitamin và khoáng chất bên dưới. Các vitamin và khoáng chất này rất cần thiết cho nhiều phản ứng sinh hóa nhưng vài trong số đó lại khó được bổ sung đủ từ thực phẩm.

  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Vitamins B6
  • Vitamin B12
  • Folate
  • Riboflavin (Vitamin B2)
  • Selen
  • Magie
  • Kẽm
  • Vanadi

Cân nhắc bổ sung Methylsulfonylmethane (MSM) : MSM cung cấp nguồn sul-phua cần thiết cho quá trình tổng hợp Glutathione. Nếu cho rằng chế độ ăn thiếu sul-phua, bạn nên hỏi bác sĩ về sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung. Liều thông thường là 500 mg MSM, uống 3 lần mỗi ngày.
Không uống MSM nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu (làm loãng máu) trừ khi được bác sĩ khuyến nghị.

Tập thể dục thường xuyên : Tập thể dục là một thói quen tốt giúp tăng cường khả năng trao đổi chất và kích thích cơ thể sản sinh thêm Glutathione để chống lại độc tố từ bên ngoài. Nên bắt đầu tập luyện bằng những bài tập Aerobic cường độ nhẹ như đi bộ, sau đó chuyển sang chạy bộ chậm, đạp xe và bơi lội.
Tất cả các hình thức tập thể dục cường độ vừa đều được chứng minh là giúp tăng nồng độ Glutathione trong máu. Hình thức tập bao gồm bài tập Aerobic, bài tập Circuit Training (kết hợp bài tập sức mạnh và tập Aerobic cường độ cao) và kết hợp tập cả Aerobic và Circuit Training.
Bạn cũng có thể bắt đầu tập 10-15 phút và tăng lên 30-40 phút mỗi phiên tập. Nên tập thể dục ít nhất 4 lần mỗi tuần để đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp 2: Hiểu về Glutathione

Hiểu được vì sao nồng độ Glutathione lại giảm. Glutathione được xem là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể. Nghiên cứu chứng minh Glutathione giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, lão hóa, vấn đề về tim và não. Cơ thể tự sản sinh chất chống oxy hóa tự nhiên và mạnh mẽ này nhưng nhiều yếu tố môi trường có thể làm giảm nồng độ Glutathione.

  • Ô nhiễm hoặc độc tố trong không khí
  • Thuốc kích thích
  • Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút
  • Bức xạ
  • Lão hóa

Tìm hiểu về cấu tạo của Glutathione. Chất chống oxy hóa này hình thành từ nhiều thành phần gọi là axit amin, cụ thể là cysteine, glycine và glutamine. Các axit amin chứa nhóm sul-phua (SH) trong cấu trúc, hoạt động như miếng bọt biển thấm độc tố trên bề mặt như kim loại nặng, thủy ngân hoặc gốc tự do gây tổn hại trực tiếp đến các tế bào khác nhau trong cơ thể.
Khi độc tố hay chất gây hại trong cơ thể tăng, chúng sẽ tích tụ dần và ức chế quá trình tiết Glutathione. Lúc này, bạn cần bổ sung Glutathione thông qua chế độ ăn hoặc kích thích Glutathione được sản sinh tự nhiên.

Nhận biết tầm quan trọng của Glutathione. Glutathione là chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ độc tố và gốc tự do trong cơ thể. Cơ chế hoạt động của Glutathione là thấm độc tố trên bề mặt và thải độc tố ra ngoài thông qua phân hoặc mật tiết ra.
Thiếu hụt Glutathione có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim, nhiễm trùng, viêm khớp, rối loạn gan và thận.
chống lại bệnh tật và bệnh nhiễm trùng. Glutathione làm tăng sản sinh cytokine (một phần của hệ miễn dịch) và thúc đẩy sức mạnh tiêu diệt của tế bào cytotoxic. Glutathione còn giúp duy trì các chất chống oxi hóa khác như vitamin C, E ở dạng hoạt động.
Glutathione đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần, ngăn ngừa một số rối loạn tinh thần nghiêm trọng như mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Glutathione cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tế bào da, giúp ngăn ngừa lão hóa và duy trì chức năng bình thường của tế bào.

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,